Kế hoạch chi tiêu là yếu tố cần thiết cho cuộc sống dù bạn có thu nhập cao hay thấp. Hãy tham khảo cách lập kế hoạch chi tiêu dưới đây giúp bạn quản lý tài chính cá nhân.
Vấn đề quản lý tài chính cá nhân chưa bao giờ là cũ dù cho thu nhập của bạn là bao nhiêu. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lý. Cũng như không phải ai cũng có giải pháp để sẵn sàng ứng biến trong những trường hợp cấp bách. Hãy tham khảo cách lập kế hoạch chi tiêu sau để dễ dàng quản lý tài chính cá nhân.
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NHẬN TƯ VẤN
Lập kế hoạch chi tiêu dựa trên thói quen hàng tháng
Bước đầu tiên của việc lập kế hoạch chi tiêu là tìm hiểu thói quen chi tiêu của bản thân. Hãy bắt đầu bằng việc ghi chép lại các khoản chi hàng ngày của bạn. Lặp lại việc này trong vòng một tháng để biết rõ mình thường chi vào những khoản gì.
Ngoài ra bạn cũng nên phân loại các khoản chi theo hình thức thanh toán: Thẻ tín dụng, tiền mặt, thẻ ATM, thanh toán online… Bạn cũng nên tạo thói quen lưu giữ các biên lai tiền điện, tiền nhà, tiền internet… Nhất là các khoản chi cố định hàng tháng khác. Với cách làm như vậy bạn sẽ có trong tay danh sách những khoản chi và còn dư bao nhiêu cho tháng sau.
Nên nhớ rằng đây là giai đoạn tìm hiểu thói quen tiêu dùng. Bạn không cần cố gắng kiểm soát chi tiêu khi chưa có đầy đủ thông tin.
Phân loại các khoản chi theo các hạng mục
Sau khi tìm hiểu thói quen chi tiêu hàng tháng. Bạn hãy phân loại các khoản chi theo mục đích và lập thành danh sách. Đây cũng là một bước khá đơn giản. Bởi bạn đã lưu lại tất cả các thông tin tiêu dùng của mình trong tháng trước. Ví dụ:
- Tổng thu nhập: 15.000.000 VNĐ
- Chi tiêu hàng tháng:
- Tiền thuê nhà: 3.500.000 VNĐ
- Tiền điện, nước, điện thoại, internet, xăng xe: 1.500.000 VNĐ
- Nhu yếu phẩm: 2.000.000 VNĐ
- Tiền ăn tối ở ngoài: 2.000.000 VNĐ
- Mua sắm khác: 3.500.000 VNĐ
- Tiền tiết kiệm: 2.500.000 VNĐ
Cân đối lại và lập kế hoạch chi tiêu
Ở bước này, bạn đã có ghi chép về thói quen chi tiêu của mình và đã phân loại theo hạng mục. Hãy chuyển đổi thu nhập theo các hạng mục sang tỷ lệ phần trăm. Hãy chú ý xem bạn có phân bổ quá ít hay quá nhiều cho một khoản hay không. Đây là bước giúp bạn cân đối lại thu nhập và thay đổi thói quen chi tiêu.
Thông thường, bạn nên dành khoảng 2/3 thu nhập cho 2 khoản chi thiết yếu nhất. Đó là các khoản chi cho thực phẩm, nhà ở và phương tiện đi lại. Phần còn lại sẽ dành cho giáo dục, tiết kiệm, đầu tư, giải trí và mua sắm và từ thiện.
Dựa vào tỉ lệ vừa thay đổi, bạn hãy phân bổ lại nguồn thu nhập cho các khoản chi. Sau đó theo dõi kế hoạch chi tiêu trong tháng tiếp theo. Hãy phân các khoản chi thành 2 cột riêng biệt. Bao gồm cột “Dự tính” và cột “Thực tế”. Cột “Dự tính” ghi số tiền bạn dự định dành cho mỗi khoản chi vào đầu tháng. Cột “Thực tế” sẽ là số tiền bạn thực sự tiêu xài cho từng khoản đến cuối tháng.
Nhiều nhà tư vấn tài chính khuyên nên dành khoảng 10% tổng thu nhập cho việc tiết kiệm. Khoản tiền này dành cho mục đích lâu dài của bạn và dự trù cho những lúc khó khăn.
Có kế hoạch ứng phó cho những trường hợp đặc biệt
Ai cũng biết là việc thay đổi thói quen chi tiêu không hề dễ dàng. Đặc biệt là khi bạn có cách chi tiêu quá nhiều so với thu nhập của mình. Để khắc phục tình trạng này bạn không nên quá thắt chặt chi tiêu mà hãy tìm cách tăng thu nhập của mình. Đó là giải pháp hữu hiệu và an toàn cho dài hạn.
Tuy nhiên trong ngắn hạn, bạn cũng có thể sử dụng những giải pháp tài chính thông minh hiện nay. Một trong những giải pháp hiệu quả nhất chính là cầm đồ. Tại cầm đồ Người Bạn Vàng, bạn chỉ mất từ 15 phút cho những thủ tục đơn giản là đã có thể xoay xở khó khăn một cách dễ dàng. Ngoài ra mức lãi và phí vô cùng phù hợp và an toàn.
Cầm đồ Người Bạn Vàng là đối tác chiến lược với Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ. Chúng tôi luôn tìm mọi giải pháp để mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tài chính tốt nhất.
Vui lòng ghi rõ nguồn https://nguoibanvang.vn khi sử dụng nội dung của chúng tôi. Trân trọng!