Đối với những người kinh doanh, mở rộng quy mô không phải là điều dễ dàng. Những lúc như vậy thì hợp tác kinh doanh là lựa chọn lý tưởng để có thể sử dụng triệt để nguồn vốn và cùng có lợi cho hai bên.
Một trong những yếu tố quyết định trong việc hợp tác kinh doanh là đôi bên cùng có lợi. Dù bạn kinh doanh lớn hay chỉ là hùng vốn làm ăn nhỏ, đều cần tuân thủ những nguyên tắc quan trọng để tăng hiệu quả cho cả hai.
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NHẬN TƯ VẤN
Cân nhắc kỹ các điều khoản và tình hình tài chính khi góp vốn
Nguồn vốn và tài sản kinh doanh có nhiều hình thức như bất động sản, phương tiện vận chuyển, tiền mặt,… Tất cả đều có khả năng thanh khoản khác nhau và có thể được quy thành tỉ lệ lợi nhuận khác nhau Vì thế quy tắc quan trọng nhất khi góp vốn kinh doanh là phải cân nhắc thật kỹ giá trị sử dụng của tài sản. Từ đó đàm phán ra tỉ lệ lợi nhuận thích hợp.
Những bước ban đầu bạn càng làm rõ những vấn đề này thì những bước tiê71p theo càng dễ đi xa và chắc chắn hơn. Hãy luôn cẩn trọng, tính toán mọi chi phí hoạt động và lợi nhuận mà bạn chia sẻ theo một bản thỏa thuận hợp tác. Cũng đừng quên tạo ra một lối thoát nếu mọi chuyện trở nên không như ý muốn.
Đừng hợp tác chỉ vì không đủ tiền thuê lao động
Như đã nói ban đầu, nền tảng của sự hợp tác là sự sòng phẳng về các quyền lợi và nghĩa vụ. Nên nếu sự hợp tác dựa trên quan hệ lao động – vốn thì chính là liều thuốc giết chết sự hợp tác ngay từ đầu.
Một ví dụ cụ thể: A có ý tưởng kinh doanh và B lại sở hữu kỹ năng kinh doanh, nhưng A không đủ khả năng thuê mướn B nên họ quyết định cùng chia sẻ công việc, chi phí và lợi nhuận. Điều gì sẽ xảy ra nếu A và B nảy sinh mnhau và A chợt nhận ra rằng anh ta hoàn toàn lệ thuộc vào những điều lệ bắt buộc ghi trong hợp đồng hợp tác với B? Nếu bạn có được một ý tưởng và biết một ai đó có được một kỹ năng thì hãy thuê anh ta hoặc thực hiện một bản hợp đồng chấp thuận sự độc lập của mình.
Không bao giờ được thiếu hợp đồng hợp tác
Trong hợp tác kinh doanh, mọi quyền lợi và trách nhiệm đều phải được kê khai rõ ràng. Những điều khoản này phải được viết ra giấy, và hợp thức hóa bằng hợp đồng. Sự hợp tác như thế mới bảo đảm được sự an toàn và hạn chế rủi ro.
Đừng xem thường việc hợp tác hữu hạn
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của hợp đồng hợp tác chính là việc hiểu nhầm về các điều lệ pháp lý mà các bên đặt ra cho nhau. Một điều đáng chú ý chính là chủ quan trong sự hợp tác hữu hạn, nghĩa là một bên không phải chịu trách nhiệm về những hành động hay bổn phận nào của bên kia. Hãy để luật sư xem xét kỹ vấn đề này trong bản thỏa thuận.
Không nên hợp tác 50/50
Trong việc hợp tác cần có một người đứng ra làm chủ. Nếu quyết định hợp tác, hãy góp vốn theo tỷ lệ 60/40 hoặc 70/30. Được như thế, bạn và bên đối tác rõ ràng sẽ có được một nhân vật chủ chốt cho chức danh quản trị và nắm bắt toàn bộ mọi hoạt động của công ty.
Vui lòng ghi rõ nguồn https://nguoibanvang.vn khi sử dụng nội dung của chúng tôi. Trân trọng!