Quản lý chi tiêu cá nhân theo quy tắc 6 chiếc lọ

Dù thu nhập cao hay thấp, quản lý chi tiêu cá nhân vẫn là một việc hết sức cần thiết. Với quy tắc 6 chiếc lọ chi tiêu, bạn sẽ hiếm mà gặp phải những tình khó khăn tiền bạc. Nếu thường cảm thấy thiếu tiền dù thu nhập không thấp thì hãy xem lại cách chi tiêu của mình. Quy tắc 6 chiếc lọ do T. Harv Eker lập ra sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

Quy tắc quản lý chi tiêu cá nhân này có thể áp dụng cho bất cứ ai. Ngay cả khi bạn nghĩ mình không có nhiều tiền để quản lý. Hãy chia tiền của bạn thành 6 cái lọ hoặc 6 quỹ toàn tách biệt nhau.

1. Quản lý chi tiêu cá nhân nên dành nửa thu nhập cho nhu cầu thiết yếu ( 55%)

Quản lý chi tiêu cá nhân theo quy tắc 6 chiếc lọ

Đây là quỹ để bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày bao gồm: ăn uống, tiền thuê nhà, xe cộ, điện thoại, điện nước, quần áo thiết yếu…

Nếu bạn không thể sống với 55% thu nhập của mình thì có hai cách giải quyết. Một là bạn cần gia tăng thu nhập hoặc bạn nên đơn giản cuộc sống.

Đơn giản cuộc sống tức là cắt giảm những khoản chi có thể. Ví dụ như thay vị ăn ngoài thường xuyên bạn hãy tự nấu ăn. Hay thay vì di chuyển bằng phương tiện cá nhân có thể sử dụng phương tiện công cộng… Tuy nhiên tốt nhất bạn hãy tìm cách gia tăng thu nhập của mình để có thể có cuộc sống thoải mái.

2. Quỹ đầu tư (10%)

Hãy dành 10% thu nhập của mình để đầu tư và giúp bản thân tự do tài chính. Tức là hãy để thu nhập của bạn tạo ra thu nhập thụ động. Mục tiêu là bạn được sống thoải mái mà không nhất thiết phải làm việc hay phụ thuộc người khác.

Các hình thức đầu tư có thể là gửi tiền tiết kiệm, mua cổ phiếu… Bạn cũng có thể tích góp số tiền đó và đầu tư bất động sản, cho thuê nhà… Tuyệt đối không được tiêu tiền trong quỹ này. Tiền của quỹ này chỉ được dùng để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động.

3. Tiết kiệm dài hạn (10%)

Ngoài đầu tư, tiết kiệm cũng là một việc không thể bỏ qua khi quản lý chi tiêu cá nhân. Mục tiêu của quỹ này có hai loại: Tiết kiệm cho dài hạn và tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp.

Lúc đầu, bạn hãy chia số tiền 10% thu nhập này thành hai phần cho hai mục đích. Khi phần tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp khi đã tương đương 3 tháng thu nhập. Bạn có thể dừng lại. Sau đó tập trung hoàn toàn 10% thu nhập cho phần tiết kiệm dài hạn. Khoản tiền này bạn có thể dùng có những mục tiêu như mua nhà, mua ôtô, cho con vào đại học…

4. Hưởng thụ (10%)

Một khoảng nữa không thể thiếu trong thu nhập của bạn chính là tự thưởng cho bản thân. Hãy dành 10% thu nhập để chăm sóc bản thân, giúp bạn được tận hưởng. Ví dụ ăn những món sang trọng, mua những món đắt đỏ, đi du lịch, đi spa….

Theo lời khuyên, bạn nên tiêu hết tiền của quỹ này ngay khi một tháng kết thúc. Tuy nhiên, nếu bạn muốn được một phần thưởng lớn hơn. Như dịch vụ đắt đỏ, một chuyến du lịch xa, bạn có thể tiết kiệm quỹ này lâu hơn.

5. Giáo dục đào tạo (10%)

Đây là quỹ bạn dùng để phát triển bản thân: tham gia các lớp học, mua sách vở… Bạn nên nhớ, cách đầu tư bền vững nhất chính là đầu tư vào trí tuệ. Nếu bạn không phát triển có nghĩa là bạn đang tụt lại phía sau.

6. Giúp đỡ người khác (5%)

Dù thu nhập ít hay nhiều, bạn cũng nên dành một phần cho việc giúp đỡ người khác. Quỹ này dùng để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè… Cuộc sống là chia sẻ, khi bạn cho đi sẽ nhận lại nhiều giá trị tốt đẹp. Quản lý chi tiêu cá nhân không có nghĩa là sống kẹt xỉ và kham khổ.

Vui lòng ghi rõ nguồn https://nguoibanvang.vn khi sử dụng nội dung của chúng tôi. Trân trọng!