Kim cương không chỉ là một món trang sức mà còn là một tài sản giá trị. Nếu bạn lần đầu mua kim cương thì hãy tham khảo những kinh nghiệm chọn kim cương sau.
Sở hữu kim cương không chỉ khiến vẻ ngoài của bạn thêm quý phái mà còn thể hiện đẳng cấp. Kim cương còn là tài sản quý giá và có thể dùng để đầu tư, tính thanh khoản cao. Tuy nhiên tài sản càng giá trị thì càng phải cân nhắc khi mua. Có nhiều yếu tố cần quan tâm khi mua kim cương.
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NHẬN TƯ VẤN
Kinh nghiệm chọn kim cương theo trọng lượng
Yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất để xác định giá trị của kim cương chính là trọng lượng. Trọng lượng của kim cương được tính theo đơn vị carat khoảng 0,2 gram).
Không giống như vàng hay các kim loại quý khác, kim cương có trọng lượng lớn rất hiếm. Do vậy trọng lượng viên kim cương càng lớn giá càng tăng theo cấp số nhân.
Độ tinh khiết
Trọng lượng không phải là yếu tố duy nhất để xác định giá trị của kim cương. Nhìn bằng mắt thường bạn chưa hẳn đã đoán được giá trị của một viên kim cương. Bởi còn nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ quý giá của kim cương như độ tinh khiết, màu sắc…
Độ tinh khiết là thước đo về số khiếm khuyết của kim cương như tạp chất, vết bẩn, bọt bong bóng… Viên kim cương càng tinh khiết thì giá trị càng lớn. Chú ý đến độ tinh khiết chính là kinh nghiệm chọn kim cương mà bạn không thể bỏ qua.
Các thông số đo độ trong suốt bao gồm
- Flawless (FL), Internally Flawless (IF): Hoàn mỹ, hầu như không có khiếm khuyết. Đây là loại rất hiếm.
- Very Very Slightly Included (VVS1, VVS2): Rất sáng, rất khó để nhìn thấy khiếm khuyết dưới độ phóng đại 10x.
- Very Slightly Included (VS1, VS2): Khá sáng, nhưng vẫn có thể nhìn thấy tạp chất bằng mắt thường.
- Slightly Included (SI1, SI2): Có thể nhìn thấy tạp chất bằng mắt thường.
- Included (I1, I2, I3): Đây là chất lượng kém nhất của viên kim cương, khá nhiều khiếm khuyết và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Màu sắc
Trong tự nhiên rất hiếm kim cương không màu. Tùy theo độ quý hiếm và màu sắc mà kim cương được phân theo cấp độ bảng chữ cái từ D-Z. Trong đó D là trắng nhất (không màu, hiếm nhất, đắt nhất) và Z là vàng nhất (kém giá trị nhất).
Những viên kim cương không thuộc bảng màu D-Z được gọi là kim cương có màu khác thường (Fancy Color). Những kim cương thuộc bảng màu này rất quý hiếm nên có giá trị rất lớn.
Kỹ thuật cắt mài
Một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến giá trị kim cương chính là kỹ năng chế tác, cắt mài. Kim cương thô sau khi được cắt mài mới trở nên lấp lánh nhờ khả năng phản chiếu ánh sáng. Đây cũng là một lưu ý quan trọng trong kinh nghiệm chọn kim cương bạn cần phải nắm rõ.
Kim cương nếu được gọt giũa với tỷ lệ thích hợp, ánh sáng sẽ khúc xạ và phản chiếu hoàn toàn ra bề mặt. Chính điều này khiến cho viên kim cương lấp lánh và lung linh hơn hơn. Điều này đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, tạo ra những viên kim cương với các mặt cắt hoàn hảo chính là thử thách cho nhiều nghệ nhân. Do vậy yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị một viên kim cương.
Giấy chứng nhận
Có nhiều yếu tố để xác định giá trị một viên kim cương như thế. Vậy làm sao để chứng minh những tiêu chí đó là đúng với viên kim cương bạn sắp chọn mua.
Giấy chứng nhận kèm theo là yếu tố quan trọng giúp bạn xác định nguồn gốc và giá trị kim cương. Đây là kinh nghiệm chọn kim cương bạn không thể quên khi mua món tài sản giá trị này.
Dựa vào giấy chứng nhận này, bạn sẽ biết được các thông số của viên kim cương như kích thước, trọng lượng, màu sắc, độ trong, độ bóng, mức độ đối xứng,…
Giấy chứng nhận kim cương thường được cấp bởi Gemological Institute of America (GIA) và American Gem Society Laboratories (AGSL). Đây là hai phòng thí nghiệm uy tín nhất trong ngành công nghiệp kim cương. Ngoài ra, còn có những chứng nhận khác như SJC, GIV hay PNJ.
Vui lòng ghi rõ nguồn https://nguoibanvang.vn khi sử dụng nội dung của chúng tôi. Trân trọng!