Cách lập bảng chi tiêu gia đình như nào cho hợp lý

Việc quản lý chi tiêu trong thời buổi dịch bệnh như này là điều cực kỳ cần thiết đối với mỗi gia đình. Vậy cách lập bảng chi tiêu gia đình như thế nào cho hợp lý để giúp gia đình vẫn có thể tiêu xài thoải mái mà vẫn tiết kiệm được thì mời bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Để lại thông tin nhận tư vấn

Cách lập bảng chi tiêu gia đình có khó không?

Cách lập bảng chi tiêu gia đình

Cách lập bảng chi tiêu gia đình như thế nào cho hợp lý luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều hộ gia đình Việt Nam thời buổi này.
Hiện nay cũng đã có rất nhiều các phương pháp lập bảng chi tiêu mà các hộ gia đình có thể áp dụng dễ dàng, điển hình như phương pháp 50 – 30 – 20, phương pháp Kakeibo Nhật Bản…

Cách quản lý chi tiêu gia đình thực ra không quá khó nhưng cuộc sống đôi khi không phải lúc nào cũng bằng phẳng như vậy. Chắc chắn trong cuộc sống, ai trong mỗi chúng ta cũng có lúc gặp phải những vấn đề bất ngờ, không lường trước được. Trong hoàn cảnh đó thì chúng ta bắt buộc sẽ phải hỏi thăm sự giúp đỡ của người thân và bạn bè.

Nhưng nếu bạn ngại khi phải vay mượn bạn bè hoặc người thân của mình thì Người Bạn Vàng luôn là người bạn tin cậy để giúp bạn giảm bớt gánh nặng về tài chính khi gặp chuyện.

Cách lập bảng chi tiêu gia đình hợp lý và có hiệu quả nhất

Cách lập bảng chi tiêu gia đình

Để có được một bảng chi tiêu gia đình hợp lý và hiệu quả nhất thì chúng ta cần phải biết mình đang làm gì, có gì và mục tiêu của chúng ta như thế nào, sau đó mới có thể cho ra một bảng chi tiêu hoàn chỉnh được.

Liệt kê tất cả các khoản chi hàng tháng

Tùy theo nhu cầu sinh hoạt của mỗi hộ gia đình, chúng ta sẽ có những cách chia tỷ lệ % các chi phí khác nhau nhưng vẫn sẽ tuân theo tiêu chuẩn các nhóm như sau:

  • Nhóm nhu cầu thiết yếu gồm: Ăn uống trong gia đình, Tiền thuê nhà, Tiền điện nước, Tiền mua thức ăn, Tiền mua sắm, Tiền thẻ điện thoại, Tiền xăng xe, Tiền giải trí, Tiền thuốc men…
  • Nhóm khoản dự phòng gồm: Tiền sửa xe, Tiền đi đám cưới, Tiền khám bệnh…
  • Nhóm tiền tiết kiệm gồm: Tiền tiết kiệm cho các mục tiêu tương lai, Tiền tiết kiệm để mua nhà, Tiền tiết kiệm để trả nợ…

Lập bảng chi tiêu chi tiết nhất theo phương pháp 50 – 30 – 20

Sau khi đã liệt kê và nắm rõ được các khoản cần phải chi tiêu và tiết kiệm thì hãy bắt tay ngay vào việc lập một bảng chi tiêu gia đình chi tiết và hợp lý nhất.

Trong bài viết này, Người Bạn Vàng sẽ hướng dẫn cho bạn cách lập bảng chi tiêu gia đình theo phương pháp dễ áp dụng nhất hiện nay đó là phương pháp 50 – 30 – 20. Cụ thể bạn sẽ chia ra:

  • 50% là dùng để chi tiêu cho những nhu cầu thiết yêu như: Ăn uống, Thuê nhà, Chi phí đi lại, Các loại hóa đơn, Chi phí mua sắm các vật dụng cần thiết trong gia đình…
  • 30% là dành cho việc chi tiêu cá nhân như đi du lịch, vui chơi giải trí hoặc mua sắm…
  • 20% còn lại sẽ là khoản tiền tiết kiệm để chi tiêu cho các dự định của tương lai như mua nhà, mua xe… hoặc các khoản phí đột xuất…

Hy vọng với những thông tin hữu ích về cách lập bảng chi tiêu gia đình trên, các bạn đã có thể tìm ra phương pháp để giúp gia đình mình có những khoản chi tiêu khoa học hơn.

Vui lòng ghi rõ nguồn https://nguoibanvang.vn khi sử dụng nội dung của chúng tôi. Trân trọng!